Piston hoạt động trong điều kiện làm việc: chịu lực khí thể, lực đẩy ngang và nhiệt độ cao. Do những điều kiện làm việc trên nên piston dễ bị bó kẹt trong xilanh theo phương tâm chốt. Đối với piston làm bằng hợp kim nhôm, hệ số giãn nở lớn nên càng dễ bó kẹt.
Hiện tượng bó kẹt:
+ Trong quá trình làm việc khi thân chịu lực khí thể dẫn đến biến dạng thành hình ôvan có trục dài tâm ngang trùng với tâm của lỗ chốt.
+ Thân chịu lực ngang dẫn đến biến dạng thành hình ôvan có tâm dọc trùng với tâm của lỗ chốt.
+ Do nhiệt độ thân giãn nở theo phương hướng kính dẫn đến thân biến dạng thành hình ôvan có tâm dọc trùng với tâm của lỗ chốt.
Để khắc phục hiện tượng bó kẹt người ta thường sử dụng các biện pháp kết cấu sau:
+ Chế tạo thân piston có dạng ovan, trục ngắn trùng với tâm chốt piston
+ Chế tạo thân có đường kính thay đổi, cắt bớt kim loại ở phía hai đầu bệ chốt
+ Xẻ rãnh giản nở hai bên thân (không xẻ hết chiều dài thân, chỉ xẻ một phần ngắn để bớt kim loại giãn nở và chéo một góc để tránh xilanh bị xước, khi lắp phải chú ý để bề mặt thân xẻ rãnh về phía lực đẩy ngang), đầu các rãnh xẻ phải khoan chặn để tránh ứng suất. Tuy nhiên khi xẻ rãnh thì độ cứng vững của piston giảm, bề mặt kém bền vững nên rãnh phải quay về phía chịu lực nhỏ nhất. Đối với động cơ Diesel do chịu lực rất lớn nên thân piston thường không xẻ rãnh mà chế tạo thân chịu lực ngang dẫn đến biến dạng thành hình ôvan có tâm dọc trùng với tâm của lỗ chốt.
+ Tiện vát ở hai mặt bệ chốt.
+ Ko khoan chốt piston vào chính giữa thân piston vì áp suất tác dụng lên đỉnh piston sẽ ko đều, thường khoan bên trên trọng tâm của phần thân (0,6 – 0,74 H, H là chiều cao piston).
Biện pháp kết cấu để khắc phục hiện tượng bó kẹt piston trong xi lanh
Reviewed by IroBook
on
September 20, 2018
Rating:
No comments: