Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống phanh của ô tô



Hệ thống phanh của ô tô là một trong những hệ thống vô cùng quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe khi đi trên đường. Trong quá trình hoạt động phanh chịu nhiều áp lực và nhiệt độ cao do ma sát khiến hệ thống phanh ô tô bị hư hỏng. Chính vì vậy việc hư hỏng phanh không chỉ đơn thuần là quan sát bình thường mà phải nhận biết thông qua các dấu hiệu khi vận hành xe trong quá trình hoạt động.

1. Phanh phát ra tiếng ồn

- Hiện tượng:

+ Đó là những tiếng động như ken két, mài mòn, rít lên khó chịu khi nhấn chân phanh.

- Nguyên nhân:

+ Do má phanh quá mòn, thanh kim loại tiếp xúc với mặt đĩa phanh phát ra tiếng như vậy.
+ Má phanh bị trơ lì gây trượt khi phanh, cát hoặc nước vào má phanh, trục quả đào bị mòn, bề mặt làm việc của tang phanh bị xước.
+ Chất lượng má phanh kém, guốc phanh không đồng tâm, hay do gãy lò xo trong cơ cấu phanh.
+ Nếu tiếng ồn không kéo dài thì có thể hệ thống phanh bị bẩn.
+ Bề mặt guốc phanh, đĩa phanh bị mài mòn lớn.
+ Guốc phanh bị biến dạng, lắp sai do lỗi kỹ thuật.
+ Phanh bị vật lạ xâm nhập và dính vào.

- Khắc phục:

+ Nếu má phanh bị mòn phải thay má phanh mới theo đúng loại của xe.
+ Hệ thống phanh bị bẩn gây ồn không kéo dài thì vệ sinh làm sạch các bộ phận phanh bằng các dung dịch chuyên dụng.

2. Xe bị rung

- Hiện tượng:

+ Chân phanh bị rung khi đạp

- Nguyên nhân:

+ Do sự tiếp xúc không đều giữa mặt đĩa và má phanh, bánh xe không cân, má phanh bị mòn không đều hoặc do đĩa phanh bị vênh khi phanh tạo nên.
+ Do rotor bị biến dạng

3. Phanh không ăn, thi thoảng đột ngột mất bám
- Hiện tượng:

+ Đạp phanh nhưng thấy xe giảm tốc độ

- Nguyên nhân:

+ Do dầu phanh bị rò rỉ hoặc đường ống dầu bị hỏng gây áp lực dầu trong hệ thống phanh bị giảm đột ngột khiến hiện tượng phanh mất bám.

+ Má phanh đã quá mòn, bị trơ lì hoặc bị dầu mỡ hoặc nước bám trên bề mặt phanh trong quá trình hoạt động.
+ Đường chân không bị tắc hoặc thủng.

- Khắc phục:

+ Kiểm tra lại đường ống dẫn dầu, hộp dầu phanh và hệ thống phanh để tìm ra nguyên nhân khắc phục lỗi nhanh chóng giúp cải thiện chức năng bộ phận phanh xe.
+ Cần phải "xả air" khi có khí trong hệ thống phanh.

4. Nặng và cứng phanh khi đạp

- Nguyên nhân:

+ Do hệ thống trợ lực chân không của bộ phận phanh bị hở hoặc hư hỏng tạo ra sự chênh lệch áp suất khi hỗ trợ lực đạp chân phanh.
+ trợ lực phanh đã bị hỏng nên không thể hỗ trợ được bàn đạp.
+ Đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nên không thể truyền tới cơ cấu phanh.
+ Do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu.
+ Lỏng các mối nối trên hệ thống phanh.
+ Bị tắc nghẽn hoặc hở đường ống chân không.
+ Các van và gioăng làm kín màng chân không hỏng.
+ Van điều khiển hệ thống bơm dầu hoạt động không đúng.
+ Sai lệch của van không khí, van chân không.
+ Tắc đường ống xả khí.
- Biện pháp:

+ Kiểm tra và làm kín lại hệ thống trợ lực chân không của bộ phận phanh hoặc thay thế bằng hệ thống mới.

5. Bó phanh
- Hiện tượng:

+ Di chuyển xe rồi phanh nhưng khi nhả phanh thì má phanh không tách khỏi bề mặt tang phanh hoặc sau khi thả chân phanh mà xe không lướt như trước, cảm giác như có lực cản xe và phải tăng ga mới thoát lên được.

- Nguyên nhân:

+ Do trục quả đào mòn không đều hoặc khô dầu, lò xo hồi vị phanh yếu.
+ Ngoài ra, khi xe mới rửa xong, đi mưa về để qua đêm dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng.
+ Má phanh bị bắt cứng vào đĩa phanh
+ Hệ thống thủy lực mất tác dụng đàn hồi nên không chân phanh không bật trở lại.
+ Lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị tại các má phanh bị hỏng
+ Kẹt xy-lanh bánh xe, xy-lanh tổng phanh bị hỏng hoặc ắc quy phanh bị khô dầu.
+ Phanh không nhả cũng có thể do người lái thao tác sai, như hành trình của chân phanh không đúng, phanh tay điều chỉnh sai,...

- Khắc phục:
+ Kiểm tra, vệ sinh và tra dầu bôi trơn để phanh hoạt động ổn định trở lại.

6. Đèn báo phanh nháy sáng liên tục

- Nguyên nhân:

+ Áp suất thủy lực bị mất một bên, hoặc dầu thắng xuống thấp tới mức báo động

7. Hiện tượng má phanh nhao về một phía

- Hiện tượng:

- Nguyên nhân:
+ Tiếp xúc của má phanh bên trái về bên phải không đều.
+ Bề mặt của má phanh bị dính dầu mỡ hoặc nước trong quá trình hoạt động.
+ Trống phanh bị móp méo cơ học.
+ Do áp suất lốp trên các bánh xe không đúng và không đều.
+ Ổ bi đỡ bị rơ lỏng.
+ Bulong bắt đĩa phanh bị rơ lỏng.
+ Cơ cấu điều chỉnh của hệ thống phanh đang hoạt động sai.

8. Hành trình tự do của bàn đạp phanh nhỏ

- Nguyên nhân:
+ Khe hở má phanh với đĩa phanh quá lớn.
+ Có không khí trong đường ống dẫn dầu làm cho lực không đủ.
+ Bàn đạp điều chỉnh phanh sai hoặc thanh đẩy xy-lanh chính không đúng khoảng cách.
+ Thiếu dầu phanh.
+ Má phanh quá mòn.
+ Piston & cuppen xy-lanh chính bị mòn.
+ Piston & cuppen xy-lanh bánh bị mòn.

9. Lực phanh thiếu

- Nguyên nhân:
+ Má phanh đã bị mòn quá nhiều.
+ Má phanh dính dầu hoặc nước trong quá trình hoạt động.
+ Hệ thống phanh bị thiếu dầu phanh.
+ Do má phanh trượt.
+ Có khí trong hệ thống phanh.
+ Xy-lanh chính của hệ thống phanh bị bó cứng.
+ Má phanh không dán chắc do lỗi kỹ thuật.
+ Do hư hỏng các đường chân không.

10. Bàn đạp phanh bị giật

- Nguyên nhân:

+ Trống phanh hoặc đĩa phanh bị móp méo.
+ Trống phanh hoặc đĩa phanh mòn không đều trên mặt phẳng.
+ Lò xo hồi vị của hệ thống phanh bị nhão hoặc gãy.
+ Van không khí chân không bị vênh.
+ Thanh đẩy không điều khiển được theo ý muốn.
+ Khe hở giữa thanh đẩy và xy-lanh điều chỉnh lớn.

11. Đạp phanh bị hẫng

- Hiện tượng: Mất áp suất phanh, phanh không ăn, mất phanh.

- Nguyên nhân:

+ Do xy-lanh phanh bị rỗ, trầy xước khiến dầu bị hồi lại mỗi khi đạp phanh, hoặc do tuy-ô dẫn dầu bị nứt, khiến dầu bị rò rỉ.

12. Đạp phanh thấy xe bị lệch

- Hiện tượng:

+ Với phanh tang trống, hiện tượng xe bị lệch sang một bên khi phanh, 

- Nguyên nhân :

+ Do lực phanh tác động lên các bánh xe không đồng đều, do một trong số chúng dính dầu
+ Khe hở má phanh tang trống không đều
+ Đường dẫn dầu bị tắc cục bộ

13. Phanh hết cỡ xe vẫn không dừng

Hiện tượng này thường liên quan đến phanh tang trống.

- Nguyên nhân:

+ Do cần đẩy piston xy-lanh chính bị cong, khô dầu hoặc lọt khí trong hệ thống phanh, má phanh quá mòn… 

- Khắc phục:

+ Cần sửa chữa piston xy-lanh, thay má phanh mới hoặc thêm dầu phanh tang trống.
Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống phanh của ô tô Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống phanh của ô tô Reviewed by IroBook on September 20, 2018 Rating: 5

No comments:

Bài viết liên quan

Bài Gần Đây